Nhân sự Việt Nam giỏi chuyên môn, nhưng thiếu điều gì mà người nước ngoài lại hay đánh giá thấp vậy?

Nhân sự Việt Nam giỏi chuyên môn, nhưng thiếu điều gì mà người nước ngoài lại hay đánh giá thấp vậy?

Điều ngạc nhiên là nhân sự Việt Nam chúng ta được đánh giá là giỏi chuyên môn không thua kém các nước khác, nhưng vẫn bị đánh giá năng lực làm việc thấp hơn nhân sự các nước khác. Vậy thì chúng ta đang thiếu điều gì nữa vậy?

Các bạn sắp đi làm việc ngoài nước có cần buộc lòng phải tìm hiểu thêm các thứ khác ngoài chuyên môn giỏi?

Chia sẻ cùng kỹ sư cơ điện tử Phạm Thanh Tùng

Kỹ sư cơ điện tử Phạm Thanh Tùng đang làm việc tại một công ty đa quốc gia và thường xuyên công tác làm việc đến nhiều nước trên thế giới. Anh thường xuyên tìm hiểu văn hóa nơi anh đến công tác, có những quan sát thực tế, có những chia sẻ khách quan với chúng ta.

Thật hạnh phúc, nhìn chung thì, nhân sự Việt Nam có:

Chuyên môn tốt


Kỹ sư Phạm Thanh Tùng chia sẻ rằng người Việt mình không thua kém bất cứ nhân sự ở nước nào khác về chuyên môn nghiệp vụ. Nhân sự Việt Nam hiểu biết rộng, nhanh chóng nắm bắt các kỹ thuật chuyên môn khi được đưa vào môi trường mới. Kỹ năng xử lý nghiệp vụ cụ thể rất tốt và nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra.

Vậy thì quá tuyệt vời rồi! Nhưng khoan đã, còn các vấn đề khác nữa.

Thiếu tác phong

Kỹ sư Phạm Thanh Tùng đánh giá một vấn đề rất quan trọng nhưng lại thiếu ở nhân lực Việt Nam chính là TÁC PHONG.

Nhân sự nước ngoài có tác phong làm việc rõ ràng và điều đó làm cho năng suất lao động và hiệu quả làm việc của họ vượt trội. Thật ngạc nhiên phải không?

Tác phong thể hiện ở nhiều điểm khác nhau, có thể biểu hiện chẳng hạn như là việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm việc đã được công ty thông qua.

Nhân lực Việt Nam vì nhiều lý do chủ quan, tư duy theo quan điểm cá nhân, không bao quát các vấn đề nên thường bỏ bớt đi các quy trình làm việc mà họ cho rằng điều đó không cần thiết.

Khi xây dựng quy trình làm việc, bộ phân xây dựng quy trình đã chuẩn bị các phương án liên quan đến năng suất lao động, sai sót ngẫu nhiên trong quá trình làm việc, hiệu suất làm việc trong thời gian dài, an toàn lao động và các các vấn đề phong bị khác.

Rất tiếc là các công nhân đôi khi lại không thấu hiểu và quan tâm đến điều này, bỏ bớt quy trình làm cho quá trình là động tưởng là đơn giản, nhanh chóng, nhưng lại bộc lộ nhiều vấn đề mà người lao động không thể lường trước được.

Bạn có thể bắt gặp rất nhiều ngay tại Việt Nam những công nhân không chịu mặc đồ bảo hộ, hoặc mặc đồ bảo hộ một cách sơ sài, không thắt dây an toàn, không chịu chuẩn bị các phương án khi có sự cố. Bỏ hoàn toàn các quy trình thực hiện và kiểm tra sản phẩm, họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng là sản phẩm hoàn thiện về mặt lắp ghép, chức năng chạy được mà không quan tâm các vấn đề khác.

Làm việc không bảo hộ an toàn

Yếu năng lực ngoại ngữ

Người Lao động Việt Nam dù có sự nỗ lực những khả năng hòa nhập ngoại ngữ đang ở mức kém làm cho ưu thế lao động của người Việt trên thị trường lao động quốc tế bị giảm xuống khá nhiều. Chính vì vậy, nhưng kỹ năng ngôn ngữ luôn cần được đầu tư mạnh để tạo các lợi thế cần thiết cho cá nhân.

Điều này thì hầu như ai ai cũng thấy, cũng biết cả. Vấn đề là mỗi cá nhân lại không chịu khó chủ động để rèn luyện năng lực ngoài ngữ của mình. Người Việt có thực sự siêng năng chăng?


Clip vui: sức mạnh của ngoại ngữ

Sinh viên và người sắp đi làm việc ngoài nước cần chuẩn bị gì?

Kỹ sư Phạm Thanh Tùng nhắn nhủ rằng có nhiều vấn đề liên quan, nhưng hãy cố gắng ngoài chuyên môn thì khắc phục hai điểm yếu quan trọng trên. Đó chính là chịu khó rèn luyện để nâng cao năng lực ngoại ngữ, tăng cường khả năng giao tiếp với người nước ngoài và bản địa để phục vụ hiệu quả công việc.

Tiếp theo đó chính là rèn luyện tác phong rõ ràng và chuyên nghiệp. Việc rèn luyện có thể là đi học và làm việc đúng giờ, hoàn thành các bài báo cáo trong thời gian cho phép, đảm bảo an toàn lao động, nắm rõ các quy trình làm việc và đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình đó cho dù bạn thấy rằng điều đó không cần thiết.

Ban biên tập xin gửi lời cám ơn đến kỹ sư Phạm Thanh Tùng đã chia sẻ.

Nguyễn Dũng - Hướng nghiệp Việt