Hội thảo Khoa học Kỹ thuật Công nghệ xanh - tác động và định hướng khoa học chuyên ngành

Hội thảo Khoa học Kỹ thuật Công nghệ xanh - tác động và định hướng khoa học chuyên ngành

Ngày 25/03/2016 tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT đã tổ chức hội thảo "Khoa học Kỹ thuật Công nghệ xanh" với các nghiên cứu có giá trị áp dụng cao để giải quyết các vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. 

Nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề xã hội

Vấn đề nóng thời gần đây là vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán cùng những ảnh hưởng đối với nông nghiệp, đời sống người dân. Công trình nghiên cứu: Dự báo sự biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL từ năm 2015 - 2020 (Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II TPHCM) - Tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyện là cơ sở quan trọng để triển khai ngay các quy hoạch nông nghiệp hỗ trợ phát triển nông nghiệp thời gian tới.

Vấn đề nước thải gây tác động ô nhiễm môi trường gây nhiều hệ lụy lên sức khỏe người dân. Đề tài nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Trần Khánh Linh mang đến giải pháp khoa học công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham gia tại hội thảo

 

Vai trò định hướng nghiên cứu và tác động xã hội

Ngoài các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các sinh viên chuyên ngành đến từ các trường đại học cũng đến tham dự tại hội thảo. Nhờ đó, các sinh viên nắm bắt được các định hướng nghiên cứu chuyên ngành, có cơ hội trao đổi với các nhà khoa học.

Sinh viên cùng các nhà nghiên cứu tham dự tại hội thảo

Các nghiên cứu trình bày tại hội thảo được định hướng bởi nhóm nghiên cứu trọng điểm CEFT (Chemistry Environment and Food Technology) được thành lập vào năm 2012 nhằm giải quyết một số vấn đề quan trọng đối với nhà trường và xã hội.

Nhóm tập trung nghiên cứu vào hai lĩnh vực chính đó là: (1): Công nghệ thực phẩm và hóa học: nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và cải tiến qui trình công nghệ, phát triển sản phẩm dược phẩm, chế tạo thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm; (2): Công nghệ và kỹ thuật môi trường: nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới trong xử lý môi trường. Hiện tại nhóm CEFT gồm 1 PGS.TS, 6 TS và 2 NCS, 1 ThS.

Nhóm CEFT đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có chỉ số ISI.

 Đề tài Nghiên cứu chế tạo hệ thống máy sấy thăng hoa DS - TS. Nguyễn Tấn Dũng là một trong nhiều công trình khoa học đã được chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trên toàn quốc ứng dụng vào sản xuất.

 


Các chuyên đề nghiên cứu báo cáo tại hội thảo:

  • 1) TS. Nguyễn Tấn Dũng: The method to determine the rate of freezing water inside product of the freezing process. (ĐHSPKT TPHCM)
  • 2) TS. Nguyễn Văn Nguyện: Dự báo sự biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL từ năm 2015 - 2020 (Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II TPHCM)
  • 3) TS. Trịnh Khánh Sơn: Nghiên cứu sự biến tính và sự thay đổi độ tiêu hóa in vitro của tinh bột bắp do xử lý bằng Argon-plasma nguội ở áp suất khí quyển (ĐHSPKT TPHCM)
  • 4) TS. Vũ Trần Khánh Linh: Symbiotic hollow fiber membrane photobioreactor for microalgae growth and bacterial wastewater treatment (ĐHSPKT TPHCM)
  • 5) TS. Châu Thanh Tuấn: Hướng ứng dụng enzyme tạo màu cho sản phẩm từ thịt (Hiệu phó trường Cao Đẳng Nghề Tỉnh Sóc Trăng)
  • 6) TS. Lê Tiến Dũng: Nghiên cứu phân lập các chất có tác dụng chống oxi hóa từ lá cây ô môi (Cassia grandis) (Viện Nghiên Cứu CNHH TPHCM)
  • 7) TS. Bùi Anh Tuấn: Công nghệ lạnh đông thực phẩm tại các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam. (Chuyên Gia Thủy Sản)
  • 8) ThS. Nguyễn Hà Trang: Quy hoạch năng lượng điện mặt trời tại trường ĐHSPKT TPHCM (ĐHSPKT TPHCM)
  • 9) TS. Nguyễn Tấn Dũng: Modelling method of technological object in engineering (ĐHSPKT TPHCM)

Nguyễn Dũng