Ngành Quản lý thủy sản
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản bậc đại học nhằm đào tạo kỹ sư Quản lý thủy sản có đủ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện, phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thủy sản.
- Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Vận dụng các kiến thức về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm thủy sản, môi trường và nguồn lợi thủy sản vào thực tiễn sản xuất và quản lý thủy sản.
Kỹ năng
Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống, nghiên cứu khám phá và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực thủy sản.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực tự chủ và trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và xã hội.
- Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- Kiến thức (PLO1)
– PLO1.1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Quản lý thủy sản.
– PLO1.2. Vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một kỹ sư Quản lý thủy sản một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
– PLO1.3. Kiểm tra, đánh giá được tình trạng chất lượng nước, thuốc, hóa chất, thức ăn, dịch bệnh và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản.
– PLO1.4. Tổng hợp, phân tích được đặc điểm sinh học, phân loại của các đối tượng thủy sản để xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững.
– PLO1.5. Vận dụng quy định trong luật thủy sản để quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.
– PLO1.6. Vận dụng được các kiến thức về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, môi trường, bảo vệ nguồn lợi và sản phẩm thủy sản để phục vụ hoạt động quản lý các lĩnh vực thủy sản.
- Kỹ năng (PLO2)
– PLO2.1. Kỹ năng xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Quản lý thủy sản một cách phù hợp.
– PLO2.2. Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh chuyên môn; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
– PLO2.3. Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.
– PLO2.4. Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).
– PLO2.5. Thực hiện được quy trình nuôi các đối tượng thủy sản phổ biến.
– PLO2.6. Phân tích được hoạt động bảo vệ môi trường nước, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
– PLO2.7. Thực hiện và đánh giá được các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực thủy sản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm (PLO3)
– PLO3.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.
– PLO3.2. Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.
– PLO3.3. Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Quản lý thủy sản.
Nội dung được tham khảo từ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ
Video clip liên quan Ngành Quản lý thủy sản