Ngành Quan hệ lao động

Ngành Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, công đoàn, luật lao động, kinh tế lao động. Vì vậy, ngành học này được đào tạo lâu đời ở nhiều trường đại học danh tiếng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Úc, Đức, Thuỵ Điển. Ở Việt Nam, Đại học Tôn Đức thắng là trường đại học đầu tiên đào tạo ngành Quan hệ lao động.

 

Ngành Quan hệ lao động (Labor Relations) là gì

Ngành "Quan hệ lao động" (Labor Relations) chuyên nghiên cứu và quản lý mối quan hệ giữa nhân viên và người sử dụng lao động.

Chương trình cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực quản trị Quan hệ lao động như luật lao động, nguyên lý quan hệ lao động, thương lượng tập thể, hợp đồng lao đồng và thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quản trị nguồn nhân lực, hành vi tổ chức, thù lao và phúc lợi.

Ngành Quan hệ lao động (Labor Relations) thực hiện những công việc gì

Đàm phán và Hợp đồng Lao động: Chuyên viên quan hệ lao động thường tham gia vào quá trình đàm phán hợp đồng lao động, bao gồm lương, điều kiện làm việc, lợi ích, và quyền lợi của nhân viên.
Giải quyết Xung đột và Khiếu nại: Họ giải quyết các xung đột giữa nhân viên và người quản lý, và xử lý các khiếu nại liên quan đến việc làm.
Tuân thủ Pháp luật Lao động: Đảm bảo rằng cả người lao động và người sử dụng lao động tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lao động, bảo hiểm xã hội, sức khỏe và an toàn nơi làm việc.
Quản lý Quan hệ Công đoàn: Làm việc với các công đoàn để thảo luận và đàm phán về các vấn đề của người lao động, cũng như giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa công đoàn và ban quản lý.
Đào tạo và Phát triển: Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên và quản lý về quyền lợi, trách nhiệm, và kỹ năng giao tiếp để cải thiện môi trường làm việc.
Nghiên cứu và Phân tích Chính sách: Phân tích các xu hướng lao động, đánh giá các chính sách liên quan đến lao động, và đề xuất các cải tiến hoặc thay đổi chính sách.
Những người làm việc trong ngành này thường phải có kiến thức sâu rộng về luật lao động, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, và khả năng giải quyết vấn đề tốt. Đây là một ngành quan trọng giúp cân bằng quyền lợi và trách nhiệm giữa nhân viên và người sử dụng lao động, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc hài hòa và công bằng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chuyên ngành Quản lý quan hệ lao động: Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản lý nhân sự, tổ chức hoạt động công đoàn, pháp luật lao động, quan hệ lao động, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực giúp cho tổ chức của họ thiết kế chính sách tạo động lực cho nhân viên, tiền lương và phúc lợi, an toàn và sức khỏe, đảm bảo dân chủ, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động để duy trì quan hệ lao động tốt đẹp giữa cấp quản lý và nhân viên.

Chuyên ngành Hành vi tổ chức: Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức về hành vi tổ chức, quản lý nhân sự, tạo động lực làm việc, quản trị sự thay đổi, đổi mới và sáng tạo, văn hóa tổ chức, phát triển tổ chức.  Sinh viên tốt nghiệp có năng lực giúp cho tổ chức của họ nghiên cứu và thiết kế các hoạt động tạo động lực làm việc, văn hóa tổ chức, lãnh đạo nhân viên, làm việc nhóm, quản trị sự thay đổi và các hoạt động quản lý nhân sự khác đểtạo ra những hành vi tích cực của nhân viên tại nơi làm việc như tăng hài lòng với công việc, tăng sự cam kết và trung thành với tổ chức, làm việc đạt hiệu quả và hiệu suất. Sinh viên cũng được phát triển nhiều kỹ năng mềm để hỗ trợ cho nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thương lượng, lãnh đạo 

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành quản lý quan hệ lao động:

  • Đảm nhận các vị trí tiền lương và phúc lợi, an toàn và sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý quan hệ lao động, hợp đồng lao động hay văn thư tại các bộ phận nhân sự, bộ phận văn phòng ở các doanh nghiệp;
  • Đảm nhận các vị trí tại các ban tổ chức, văn phòng, tuyên giáo, thi đua, ủy ban kiểm tra tại LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ quận, công đoàn ngành và doanh nghiệp;
  • Đảm nhận các vị trí phụ trách về QHLĐ trong các tổ chức phi chính phủ, dự án nghiên cứu về lao động; các vị trí trong các cơ quan nhà nước quản lý về lao động như Sở LĐ,TB&XH, BHXH Nhà nước. 

Chuyên ngành hành vi tổ chức:

  • Đảm nhận các vị trí quản lý truyền thông trong tổ chức, tạo động lực làm việc và  khen thưởng, quản lý kết quả làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý hành vi nhân viên, quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức ở các doanh nghiệp;
  • Đảm nhận các vị trí chuyên viên tư vấn ở các công ty chuyên tư vấn quản trị nguồn nhân lực về tạo động lực làm việc và khen thưởng, quản lý kết quả làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý hành vi nhân viên, quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức ở các doanh nghiệp;
  • Đảm nhận các vị trí chuyên viên trong các tổ chức nghiên cứu và đào tạo về hành vi tổ chức, lãnh đạo, tạo động lực làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý sự thay đổi, quản lý sáng tạo và phát minh trong doanh nghiệp

 

THÊM CÁC THÔNG TIN KHÁC VỀ Ngành Quan hệ lao động

Video clip liên quan Ngành Quan hệ lao động

Chưa có thêm video nào cho ngành nghề này

Các trường có đào tạo Ngành Quan hệ lao động

Trường Đại học CÔNG ĐOÀN - LDA (Hệ Đại học) ( tin 2023)

TT

Ngành học

Mã ngành

5

Quan hệ lao động

7340408

Trường đại học Tôn Đức Thắng - DTT (Hệ Đại học) ( tin 2023)

 

Mã ngành

Ngành đào tạo

Khối tuyển

27

7340408

Quan hệ lao động ( Chuyên ngành Quản lý quan hệ lao động , Chuyên

ngành Hành vi tổ chức )

| A00 ; A01 ; COI ;

D01