Triển khai Chương trình HỌC NGHỀ CÓ VIỆC

Triển khai Chương trình HỌC NGHỀ CÓ VIỆC

Giới thiệu về chương trình học nghề có việc

Chương trình "HỌC NGHỀ CÓ VIỆC" là một trong loạt hoạt động Hướng nghiệp NGHỀ (Hướng nghiệp Việt) dành cho đối tượng học sinh có thiên hướng học nghề.

    Chương trình cung cấp đến các em học sinh một danh sách các ngành nghề đào tạo của các trường đào tạo nghề có đảm bảo đầu ra cho học viên. Việc truyền tải danh sách sẽ được thực hiện thông qua áp dụng kết hợp nhiều phương pháp truyền thông, trong đó ưu tiên triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông mạng xã hội, truyền thông Internet. Song song đó, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề và tiếp nhận đăng ký tuyển sinh với học viên.

 

    Chương trình sẽ được triển khai ngay trong tháng 7/2013 để đáp ứng nhu cầu tìm nghề của gần 500.000 thí sinh không trúng tuyển CĐ, ĐH 2013. Và tiếp tục triển khai trong các hoạt động hướng nghiệp nghề trực tiếp tại các trường THPT, THCS và các đơn vị thanh niên... dự kiến được triển khai từ 10/2013.

 

chương trình học nghề có việc

Ý nghĩa của chương trình

    Chương trình "HỌC NGHỀ CÓ VIỆC' góp phần tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức nghề nghiệp, quảng bá nghề, định hướng nghề, tư vấn nghề... và qua đó tham gia phát triển hệ thống đào tạo nghề tại Việt Nam.

    Học nghề có việc là một hoạt động thiết thực, cần thiết để hỗ trợ những em học sinh có hoàn cảnh, không đủ điều kiện để theo đuổi các ngành học ở bậc cao đẳng, đại học. Chương trình cũng cố gắng hỗ trợ các em không thể theo học bất cứ trường nào. Chương trình mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thiện nguyện trong việc hỗ trợ các đối tượng khó khăn, và giúp họ có một tương lai tốt hơn với một nghề nghiệp phù hợp để cải thiện cuộc sống.

 

  Kế hoạch thực hiện

11/06 - 30/06/2013

- Khảo sát, liên hệ và lập danh sách các ngành nghề của các trường đào tạo nghề tại khu vực TP.HCM có đảm bảo đầu ra cho học viên ngay sau khi tốt nghiệp.

30/06 - 05/07/2013

- Thông qua các phương pháp truyền thông để quảng bá đưa thông tin tiếp cận nguồn thí sinh.

05/07 - 30/08/2013

- Tiếp tục các hoạt động quảng bá, truyền thông

- Triển khai các hoạt động tư vấn nghề, hỗ trợ đăng ký tuyển sinh theo nghề

10/2013 - 02/2014

- Kết hợp, phối hợp thực hiện các chương trình tư vấn hướng nghiệp NGHỀ tại các trường THPT, THCS tại địa phương.

      

Nhân lực thực hiện

Đội ngũ thực hiện chính

Nguyễn Tiến Dũng - Tổng điều hành Hướng nghiệp Việt
- Phụ trách tổng thể về chương trình
Kỹ sư Nguyễn Thanh Triều - Phụ trách các mảng kỹ thuật và nội dung của chương trình
Cử nhân Nguyễn Thị Trang - Phụ trách liên lạc trao đổi thông tin với các đơn vị đào tạo
Kỹ thuật viên tin học Nguyễn Văn Dự - Tình nguyện viên (hoạt động online) - tham gia hỗ trợ kỹ thuật
 Nguyễn Hà Xuân Hương  - Tình nguyện viên - tham gia hỗ trợ xây dựng giải pháp tài chính
 Phan Nguyễn Tân Xuân  - Tình nguyện viên - tham gia hỗ trợ khảo sát, liên hệ, lập danh sách các ngành nghề
 Huỳnh Lý Minh Trang   - Tình nguyện viên - tham gia hỗ trợ khảo sát, liên hệ, lập danh sách các ngành nghề
 Bùi Đức Huy   - Tình nguyện viên - tham gia hỗ trợ mảng truyền thông

 

Cố vấn & hỗ trợ

Kỹ sư Đỗ Vũ Đình Nam  - Hỗ trợ mảng quảng bá - marketing
 - Cựu giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên Đh.SPKT Tp.HCM
Giảng viên Dương Hoàng Danh  - Hỗ trợ xây dựng thông tin chương trình
 - Phó khoa cơ khí trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh
Giảng viên Đỗ Xuân Tâm  -  Hỗ trợ giải pháp hỗ trợ học sinh không đủ điều kiện theo bất cứ trường nào
 - Giảng viên cao đẳng Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Kinh phí và tài chính

 

Hướng nghiệp là một trong những hoạt động cộng đồng cần thời gian hoạt động dài hạn và liên tục, chúng tôi biết rằng với bất cứ tổ chức nào, nguồn tài chính ổn định là cơ sở cần thiết để tổ chức tồn tại và phát triển. Việc dựa vào nguồn tài trợ hoặc các hoạt động quyên góp khác là rất khó khăn và khó có điều kiện hoạt động lâu dài.

 

Để có thể duy trì hoạt động lâu dài, chúng tôi thực hiện các biện pháp phát triển tài chính trên cơ sở các hoạt động chính. Để có đủ nguồn vốn ban đầu để triển khai thực hiện, Hướng nghiệp Việt cùng giám đốc điều hành Nguyễn Tiến Dũng kêu gọi góp vốn đầu tư theo hình thức Crowdfunding. Hướng nghiệp Việt chính thức kêu gọi vốn tại địa chỉ http://www.huongnghiepviet.com/nhadautu/

 

 Một số vấn đề liên quan:

Về nhu cầu: Mỗi năm có khoảng gần 500.000 không trúng tuyển CĐ, ĐH và có nhu cầu theo học nghề. Tuy nhiên hiện nay các hoạt động hỗ trợ chọn nghề chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu, nhiều người còn hoài nghi về độ tin cậy của nguồn thông tin. Theo khảo sát của Hướng nghiệp Việt, có đến gần 33.5% số người được hỏi muốn theo học nghề nếu nghề đó được đảm bảo đầu ra với mức lương ổn định, 13.7% phân vân chưa đưa ra quyết định theo học nghề. Như vậy, để có thể thu hút được học sinh vào học nghề, cần tăng độ tin cậy trong nguồn thông tin. Chương trình "HỌC NGHỀ CÓ VIỆC" tăng độ tin cậy của nguồn thông tin học nghề với việc đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Độ tin cậy của thông tin học nghề là một yếu tố tăng độ khả thi của chương trình.

  gần 500.000 không trúng tuyển CĐ, ĐH và có nhu cầu theo học nghề

- Về truyền thông: Thời gian qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá hệ thống đào tạo nghề chưa được lưu tâm nhiều, và chưa có độ mạnh, độ bao phủ tương đương như các hoạt động dành cho hệ đại học. "HỌC NGHỀ CÓ VIỆC" góp thêm cho hoạt động quảng bá nghề một hoạt động truyền thông cần thiết.

- Về tổ chức hoạt động: Để chuẩn bị các hoạt động hướng nghiệp và hướng nghiệp nghề, Hướng nghiệp Việt đã :

  • Xây dựng các công cụ hỗ trợ: xây dựng website www.huongnghiepviet.com với hàng loạt công cụ hỗ trợ như trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp, tra cứu thông tin tuyển sinh nghề với nhiều thông số tìm kiếm chuyên sâu, hệ thống nội dung định hướng ngành nghề...

  • Hoạt động lâu dài: Hướng nghiệp Việt hoạt động lâu dài và xuyên suốt, đầu tư chiều sâu với nhiều hoạt động khác nhau, để xây dựng nên một hệ thống hỗ trợ hướng nghiệp chuyên sâu, hiệu quả, bền vững.

  • Gắn kết huy động các nguồn lực cùng thực hiện: Hướng nghiệp Việt có nguồn tình nguyện viên nhiệt tình với độ phủ rộng, cùng với đó chúng tôi kết hợp rộng với các tổ chức đoàn thể tại địa phương, các tổ chức xã hội để cùng phối hợp thực hiện các chương trình Hướng nghiệp.

 

NỘI DUNG HỢP TÁC CÙNG ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

    Hướng nghiệp Việt hợp tác với trường như sau:

    + Về phía nhà trường:

1. Nhà trường cung cấp và giới thiệu các ngành nghề đào tạo mà có đảm bảo hỗ trợ đầu ra ngay sau khi tốt nghiệp (thực hiện theo form kèm theo - chỉ giới thiệu những nghề có đảm bảo điều kiện trên).

2. Tạo điều kiện cho Hướng nghiệp Việt tìm hiểu thêm về hệ thống đào tạo ngành nghề mà nhà trường đã cung cấp đến Hướng nghiệp Việt.

3. Phối hợp cùng Hướng nghiệp Việt thực hiện tư vấn ngành nghề và hỗ trợ tư vấn tuyển sinh. Tiếp nhận nguồn đăng ký từ Hướng nghiệp Việt và hỗ trợ tư vấn đăng ký tuyển sinh.

+ Về Hướng nghiệp Việt:

1. Đảm bảo thực hiện truyền thông quảng bá đưa thông tin tiếp cận các đối tượng có nhu cầu (năm 2013).

2. Tiếp nhận đăng ký tuyển sinh, tư vấn chọn nghề và chuyển nguồn thông tin đăng ký sang trường để trường tiếp tục tư vấn đăng ký tuyển sinh. (năm 2013)

3. Trao đổi hợp tác với trường trong việc bảo vệ quyền lợi thí sinh trong việc nhà trường hỗ trợ đầu ra ngay sau khi tốt nghiệp (đến khi học viên ra trường).