BÀI 4: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG

BÀI 4: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG

1. Điều chỉnh và ổn định vị trí của một vật

Khi yêu cầu mạch điều khiển đòi hỏi khống chế một vật dịch chuyển và cố định ở một mức không đổi có thể thực hiện mạch điều khiển theo sơ đồ trên hình sau

Khi đặt một giá trị số nhị phân vào ngõ vào DAC, điện áp ngõ ra Va tác động mạch Op-Amps điều khiển động cơ servo M đưa vật cần điều khiển đến một vị trí đặt trước (vị trí này được xác lập khi Va = Vp). Như vậy tuỳ vào giá trị của số nhị phân, vật cần điều khiển sẽ dịch chuyển trong chiều dài từ 0 đến 100mm. Vì một lý do nào đó làm cho vật cần điều khiển lệch khỏi vị trí cân bằng (Va Vp) ví dụ như antenna bị gió thổi lệch khỏi vị trí cân bằng ... sẽ làm thay đổi điện áp Vp so với mass (do biến trở thay đổi vị trí), điều này sẽ tác động vào Op-Amps thay đổi điện áp trên động cơ servo M, tác động dưa vật cần điều khiển về vị trí cân bằng.

2. Mạch khởi động êm (Ramp-Start)

Trong mạch điều khiển hệ truyền động có động cơ sử dụng kỹ thuật số, người ta thường sử dụng các bộ khởi động êm giúp hệ thống tránh được các xung đột biến cơ học giúp động không bị xoắn gãy trục hay hư hỏng các chi tiết cơ khí cũng như điện từ khác. Mạch này có sơ đồ khối về nguyên lý làm việc như hình sau:

Khi hệ nhận được tín hiệu "START" từ mạch điều khiển, mạch đếm nhận xung clock và bắt đầu đếm lên, cùng lúc này ngõ ra Op-Amps là tín hiệu EOC (End-Of-Conversion) đang ở mức cao. Theo nhịp đếm lên của mạch đếm, DAC chuyển đổi các số nhị phân theo giá trị lớn dần như dạng sóng điện áp VAX trên hình vẽ. Tín hiệu này điều khiển hệ thống khởi động êm cho đến khi VA = VAX thì tín hiệu ngõ ra Op-Amps EOC sẽ về 0 dẫn đến kết thúc quá trình khởi động êm do cổng AND 3 ngõ vào hoạt động như một khoá điện tử.

Rõ ràng, thay vì đột biến từ 0 đến VA, tín hiệu điện áp VAX tăng dần theo từng nấc nhỏ. Khoảng cách giữa 2 nấc chính là độ phân giải của DAC.

3. Mạch phát xung chỉnh được tần số và sóng dạng điện áp

Nguyên lý làm việc của mạch này tương tự như mạch điều khiển đèn quảng cáo trong chương vi mạch nhớ nhưng thay vì các ngõ ra điều khiển đèn thì ở đây các tín hiệu này đưa vào DAC 0808. Khi thay đổi chương trình xuất ra từ vi mạch nhớ ta sẽ thay đổi được sóng dạng điện áp phát ra vout.

Nếu muốn tín hiệu ngõ ra là sóng vuông, chỉ cần nạp trình vào EPROM như sau:

Như vậy chỉ cần tính toán lại các mức điện áp tương ứng với các ngõ vào tín hiệu số lấy từ chương trình trong EPROM, ta có thể tạo ra bất kỳ sóng dạng điện áp nào ở ngõ ra. Khi muốn thay đổi tần số của sóng dạng điện áp vout, ta chỉ việc thay đổi tần số của mạch phát xung dùng vi mạch 555. Do đó, tần số của điện áp vout được chỉnh trong một khoảng rộng và trơn.